mỗi buổi
học một môn, nhưng một môn học kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi, tức là 2 ca. Theo đó, với vé
ngày, học sinh đến ôn thi phải mất 60 nghìn, còn học theo cả khóa thì giảm hơn, mất 50 nghìn
2 ca. Học phí đắt đỏ và tăng cao so với các năm trước khiến thí sinh e dè khi quyết định ôn
thi tại trung tâm.
Không có các băng rôn, panô quảng cáo quá rầm rộ, các trung tâm thu hút thí sinh bằng
những lịch học cấp tốc dày đặc các môn và kín tuần, kèm theo đó là tên các giáo viên quen
thuộc giảng dạy ôn thi từ bao nhiêu năm nay.
Một số trung tâm chỉ đề tên của giáo viên như các trung tâm gần Đại học Sư phạm Hà Nội,
song một số trung tâm khác còn ghi thêm học vị của giáo viên như trung tâm luyện thi ở 336
Nguyễn Trãi, hoặc quảng cáo trên mạng Internet như trung tâm luyện thi Xuân Thủy (13 – 15
Lê Thánh Tông).
Học sinh đến muộn phải học ở ngoài hành lang trong tình trạng mệt mỏi (Ảnh chụp trong buổi
ôn môn Văn của một trung tâm tại ngõ 175 Xuân Thủy)
Các trung tâm cũng trang bị các trang thiết bị đầy đủ như micro, loa, lắp đặt hệ thống quạt
trần, quạt cây, ống phun hơi nước nhằm thu hút các thí sinh. Song số lượng các thí sinh khối
C đến ôn thi quá ít ỏi, có những trung tâm phải cho nghỉ các môn Sử, Địa vì quá ít thí sinh.
Thường thì chỉ có môn Văn thì số lượng thí sinh đông hơn cả, vì thí sinh đến ôn Văn còn có cả
khối D và A1. Hai môn Sử, Địa cùng chung số phận với số lượng thí sinh khá ít ỏi, thường chỉ
dao động trong khoảng 20 – 30 em, cao lắm mới có lớp 50 – 60 em.
Thí sinh hời hợt với khối thi
Các thí sinh đến ôn luyện tại trung tâm ôn thi cấp tốc thường do bị cuốn theo trào lưu, bạn đi
ôn thi mà mình không đi thì không thấy yên tâm, hoặc nghe các anh chị đi trước chỉ dẫn, đi
ôn với mong muốn được các giảng viên có tiếng, dày dặn kinh nghiệm của các trường đại
học, cao đẳng giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, định hướng trọng tâm ôn thi. Song, nhiều
thí sinh sau khi học thử buổi đầu các môn Văn, Sử, Địa thì không còn hứng thú để đến học
buổi tiếp theo nữa.
Trong vai thí sinh đến ôn thi, chúng tôi mua vé ngày để học môn Văn tại một trung tâm ôn thi
đại học tại ngõ 175 Xuân Thủy, Cầu Giấy. Do phải chen chân đứng đợi mua vé, chúng tôi vào
lớp muộn hơn so với các bạn khác và phải ngồi ở khu vực cửa sổ để nghe thầy giảng.
Phòng học môn Văn rộng chưa đầy 100m2 nhưng chứa khoảng 200 học sinh. Nếu đến muộn
một chút, các thí sinh phải ngồi cuối lớp, hoặc ngồi ra ngoài hành lang và nghe thầy giảng
bài qua cửa sổ chứ khó mà nhìn thấy được chữ trên bảng.
Môn Văn, giáo viên đưa ra các vấn đề trong một tác phẩm và giải quyết trên bố cục một bài
viết gồm ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Tuy nhiên, thời gian giáo viên giảng thì ít mà
thời gian học sinh phải chép thì nhiều.
Trong buổi học, các học sinh được phát thêm tài liệu photo gồm 4 trang giấy do giáo viên
cung cấp. Ngoài ra, nếu có nhu cầu học sinh có thể liên hệ với thầy để mua thêm tài liệu về
nhà học.
“Thầy có bán một tài liệu ôn thi môn văn với giá 50 nghìn, trong đó tổng hợp các kiến thức
về tác giả, tác phẩm, các phần trọng tâm ôn thi cũng như các đề bài có khả năng ra trong
năm nay”, Phúc Đạt (học sinh trường THPT Ứng Hòa A) cho biết.
Lớp Địa khá vắng học sinh (trung tâm ôn thi tại ngõ 175 Xuân Thủy)
Tìm đến cơ sở ôn thi tại ngõ 336 Nguyễn Trãi, chúng tôi theo chân các em học sinh vào trong
một phòng học khá chật chội và tối tăm, bàn ghế cũ kỹ, tạm bợ. Giáo viên Địa vừa vào lớp là
các học trò phải cắm cúi chép lấy chép để cho kịp lời thầy đọc.
Cách dạy thầy đọc trò chép ở khối C dường như đã quá cũ và chưa được thay đổi trong bao
nhiêu năm nay. “Thầy ít khi giảng lắm. Thầy chỉ cho câu hỏi rồi đọc đáp án cho mọi người
chép thôi. Mình thấy không hiệu quả với cách học như thế này, nhưng trót nộp tiền học cả
khóa rồi nên bỏ thì tiếc tiền lắm, đành cố gắng đi vậy”, Thu Hà (quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An)
cho biết.
Các thí sinh cảm thấy ngán ngẩm, không mặn mà với những trung tâm ôn luyện khối C một
phần còn do các em không mấy hứng thú với các môn Văn, Sử, Địa. Một số bạn chỉ đến đây
theo trào lưu, vui bạn vui bè. Có em nằm gục xuống bàn ngủ gần như cả buổi, có em kè kè
cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, bao giờ thầy đọc lại cắm cúi ghi mà chẳng hiểu mình
ghi gì.
Minh Hạnh (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Năm nay mình đăng ký thi khối C vào Đại học Nội
vụ. Không phải mình thích học khối C mà là mình học kém các môn khối A quá, không theo
được. Các môn khối C hy vọng nếu học thuộc hết thì mình có thể làm bài thi tốt”.
Tuy nhiên, tình trạng các lò luyện thi khối C trở nên vắng bóng học sinh hơn mọi năm cũng là
một dấu hiệu tốt, bởi điều đó cho thấy các thí sinh đã biết chọn cho mình phương pháp tự ôn
thi ở nhà, tìm các tài liệu, bài giảng trên mạng Internet hoặc các trang ôn thi trực tuyến.
Thực tế cho thấy nhiều thí sinh ở các vùng quê không có điều kiện ôn thi ở trung tâm vẫn đạt
được kết quả cao nhờ phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Phạm Trang
Bài 2: Vào lò luyện … chép cấp tốc
TAGS: ôn thi đại học, khối C, Văn, Sử, Địa, lò luyện, luyện thi,
Tại sao Facebook bị chặn ở Việt Nam?
06:00 | 23/06/2013
(PetroTimes) – Trong nhiều ngày cuối tháng 6, rất nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam
và một số nơi trên thế giới cho biết không truy cập được vào mạng xã hội này một cách bình
thường từ phiên bản web. Dù vậy, họ vẫn có thể vào Facebook ổn định bằng phiên bản trên
smartphone hay tablet.
Trong những ngày gần đây, rất nhiều người sử dụng facebook phản ánh về việc các mạng như
Viettel, VNPT hay FPT... không thể truy cập vào facebook. Điều này đã làm "gián đoạn" nhiều
hoạt động của người dùng Facebook.
Trước thông tin trái chiều việc Facebook sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam sau ngày 25/6,
chiều ngày 19/6 ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển Facebook tại Việt Nam đã tỏ ra
bất ngờ trước thông tin “trên trời” này và cho rằng: