Đại học Khoa
học xã hội nhân văn và Đại học khoa học tự nhiên nên học ở đây tốt lắm. Lớp Văn chỉ có 60
người, còn lớp Sử và Địa chỉ có khoảng 20 người thôi nên học có hiệu quả lắm, không ồn ào
như các trung tâm khác đâu”.
Sau đó, nhân viên này phát cho chúng tôi một tờ giấy trong đó có ghi lịch học của các môn
Văn, Sử, Địa kèm theo tên và học vị của các giáo viên giảng dạy. Dạy Văn là một Thạc sĩ
công tác tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, dạy Sử là một Tiến sĩ thuộc trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, còn một Phó giáo sư - Tiến sĩ giảng dạy môn Địa thuộc trường
Đại học Khoa học tự nhiên.
Trong một lớp ôn thi môn Địa lý tại ngõ 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Một ca học có giá 40 nghìn. Nếu thí sinh đăng ký học một khóa từ ngày 9/6 đến ngày 2/7 cho
cả ba môn Văn, Sử, Địa thì sẽ mất khoảng hơn 2 triệu đồng. Học sinh có thể chọn một hoặc
nhiều môn để học.
Chúng tôi được chính nhân viên này đưa lên phòng học tại tầng ba của một căn nhà 4 tầng.
Căn phòng nhỏ chưa đầy 30m vuông, bàn ghế khá cũ kỹ, lâu năm, sắt đã bắt đầu bị rỉ. Phòng
học có 4 quạt trần và một quạt cây dành cho giáo viên, hai đèn tiết kiệm điện không thể làm
giảm đi nét tối tăm, u ám trong căn phòng.
Giáo viên dạy Địa khoảng gần 60 tuổi, giới thiệu là giảng viên của trường Đại học Khoa học
tự nhiên (theo như ghi nhận trên lịch học kèm theo là PGS.TS Đ.V.T).
Vừa vào lớp học là thầy cho ngay câu hỏi rồi đọc phần trả lời cho cả lớp chép. Tôi quay sang
hỏi một bạn ngồi cạnh thì được biết là đây là “cách dạy cấp tốc của thầy”. Thầy còn cho biết:
“Môn Địa phần Địa lý tự nhiên trong tài liệu của tôi có 30 câu, nhưng do thời gian không cho
phép nên tôi chỉ đưa ra đây 13 câu thôi”. Sau đó thầy nói chắc như đinh đóng cột: “Trong 13
câu này có một câu nằm trong đề thi”.
Thầy đọc câu hỏi và câu trả lời từ tài liệu soạn sẵn và được sử dụng trong mấy chục năm trời
nên trên bục giảng thầy chỉ “tay không múa võ”, còn học sinh ở dưới cắm cúi chép lấy chép
để cho kịp lời thầy đọc. Mỗi câu có bao nhiêu ý, bấy nhiêu gạch đầu dòng là phải cố mà ghi
cho đầy đủ, không sót từ nào.
Thầy đọc nhanh nên học sinh lại càng phải tập trung mà luyện… chép cho nhanh. Học sinh
chỉ biết đến lớp và lao vào công cuộc… luyện chép chứ không có thời gian mà dung nạp kiến
thức mà mình vừa chép vào đầu. Lò luyện thi khối C trở thành lò luyện chép không hơn
không kém.
Lý do mà cả thầy cả trò phải đọc, chép cho nhanh theo thầy Đ.V.T là bởi “thời gian không có
nhiều nên phải chép cấp tốc thì mới có cái mà đi thi”. Nếu thầy dạy không hết kiến thức, thí
sinh có nhu cầu có thể đăng ký để mua thêm tài liệu ôn thi của thầy.
Trong một buổi học môn Sử tại trung tâm này, chúng tôi cũng phát ớn vì lối dạy đọc, chép cấp
tốc của giáo viên. Mỗi đề bài đưa ra, giáo viên chỉ hỏi học sinh vài ba câu về thời gian, địa
điểm, sự kiện… và sau đó lại là công cuộc đọc - chép của cả thầy và trò. Không đọc thành
từng ý gạch đầu dòng như môn Địa, môn Sử của thầy N. (theo tờ giấy ghi lịch học kèm theo
là Tiến sĩ N. của trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn), học sinh phải chép tràng
giang đại hải các bài sử dài như những bài văn có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận.
Theo tìm hiểu từ các học sinh ở một số trung tâm trên địa bàn Hà Nội thì hầu như trung tâm
ôn thi khối C nào cũng ở dạng ôn luyện theo lối đọc – chép cấp tốc như vậy.
Hiệu quả của lối ôn đọc – chép cấp tốc?
Theo một số học sinh theo học khối C ở trung tâm ôn thi tại ngõ 336 Nguyễn Trãi thì một
tuần có 7 buổi Văn, 4 buổi Sử và 3 buổi Địa thì gần như ngày nào cũng trong tình trạng thầy
đọc, trò chép theo đúng tính chất của một lò luyện thi cấp tốc.
Thanh Tâm (Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết: “Mình đăng ký ôn thi lớp C ở trung tâm từ
ngày 9/6. Số tiền bỏ ra cho cả ba môn Văn, Sử, Địa là 2.160.000 đồng cho cả một khóa ôn
thi. Đến lớp thầy dạy theo cách đọc, chép là chủ yếu thôi, không có gì mới mẻ cả, vì kiến thức
bọn mình đều đã được học và cũng đã được rèn luyện từ trường phổ thông rồi”.
Nhiều thí sinh quá mệt mỏi với lối ôn đọc - chép cấp tốc (ôn thi môn Lịch sử tại phòng học
tầng 4 của một trung tâm ôn thi tại ngõ 175 Xuân Thủy)
Cũng trong tình trạng tương tự, Tuấn Anh (Bắc Giang) than thở: “Học được mấy hôm thấy
thầy toàn dạy kiểu đọc, chép không hiệu quả cho lắm, mình định bỏ để ôn ở nhà thôi, nhưng
nghĩ đến số tiền học phí ôn thi khá lớn, giờ có xin nghỉ để lấy lại trọn vẹn cũng khó, nên mình
cố đi học rồi về nhà tự nghiên cứu thêm vậy”.
Số tiền hơn 2 triệu đồng cho mỗi khóa, đối với nhiều bạn ở tỉnh lẻ lên Hà Nội ôn thi còn phải
thêm chi phí thuê nhà trọ, điện, nước, ăn uống. Tính ra số tiền phụ huynh phải lo cho một
khóa ôn thi đại học cấp tốc của con cái ít nhất cũng phải nằm ở mức 5 – 6 triệu đồng.
Khi được hỏi về lý do các thí sinh đua nhau lên Hà Nội ôn thi thì chúng tôi được biết: Ở các
trường THPT sau khi thi tốt nghiệp xong thì thường không tổ chức ôn thi nữa. Học sinh có
nhu cầu phải tự tìm các lò luyện ở trên thành phố, hoặc ôn riêng tại nhà các thầy, cô. Tuy
nhiên, các em thường có xu hướng lên Thủ đô ôn thi vì ở đây có các thầy, cô là giáo viên ôn
thi có uy tín, chất lượng và định hướng được trọng tâm ôn thi tốt.
Song, với phương pháp ôn thi đọc – chép cấp tốc của các giáo viên khối C khiến cho nhiều thí
sinh khá thất vọng so với những gì mong đợi. Lối ôn thi này không chỉ làm tốn tiền bạc, tốn
thời gian của thí sinh mà kiến thức thu nạp chẳng được bao nhiêu. Bởi vì thời gian ở lò luyện
thi chỉ dành cho việc luyện… chép là chủ yếu chứ thí sinh không được luyện đầu óc suy nghĩ,
phân tích, ghi nhớ.
Với thí sinh đăng ký thi khối C, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết cách hệ thống, tổng
hợp lại kiến thức ba môn Văn, Sử, Địa là có đủ “vốn” để