Tại sao bố mẹ không đến tìm em và
đón em về? Hồi đó, cứ mỗi lần nghĩ đến những điều này, em chỉ biết khóc.
Từ năm lớp 8 (năm em vào sống trong chùa) đến năm lớp 12, duy nhất có năm lớp 11 em đạt
học sinh khá, còn lại năm nào em cũng là học sinh giỏi của trường. Môn học em thích nhất và
cũng là môn em giỏi nhất, đạt được nhiều thành tích nhất đó là tiếng Anh.
Khi được hỏi về ước mơ, Lan Anh chỉ mỉm cười và nói về ước mơ nhỏ bé của mình là được
làm một giáo viên. Đó là ước mơ đẹp được em nhen nhóm từ những ngày còn nhỏ.
Đợt thi đại học lần này, Lan Anh đã đăng ký thi khối D vào khoa Sư phạm Tiếng Anh của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra em còn đăng ký thi thêm khối A1 vào ngành Công
nghệ thông tin của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sau những giờ học ở trường em đều về nhà xem lại kiến thức luôn chứ không chủ quan để
dành bài vào hôm sau mới học. “Em chia đều thời gian ôn tập cho tất cả các môn. Em cũng
đầu tư cho môn Tiếng Anh, nhất là dành ra một chút thời gian mỗi ngày để học thêm từ vựng,
bởi đây là môn có khả năng sẽ cho em điểm số cao nhất trong các môn thi đại học”, Lan Anh
chia sẻ.
Khi được hỏi về bố mẹ, Lan Anh có hơi buồn nhưng sau đó lại là nụ cười của một cô bé giàu
nghị lực: “Em vẫn cảm ơn bố mẹ, mặc dù họ đã bỏ em, không quan tâm đến em. Nhưng em
nghĩ chắc cũng chỉ vì hoàn cảnh nên bố mẹ mới làm như vậy. Cuộc sống mà, có ai lại muốn
bỏ con mình đâu. Vì thế em rất thông cảm cho bố mẹ của mình”. Em vẫn tin một ngày “rồi
bố mẹ sẽ tìm về với em”.
Lan Anh mong muốn ước mơ đỗ đại học của mình sẽ trở thành hiện thực, để sau này có được
công ăn việc làm ổn định, tự lo cho tương lai của mình. “Nếu thành đạt được, em sẽ công đức
số tiền mà mình làm được cho nhà chùa, để sư bà Thích Đàm Lan có thể nuôi dưỡng mọi
người ở đây được tốt hơn”, Lan Anh hy vọng.
Phạm Trang - Đức Chính
TAGS: sĩ tử, ôn thi đại học, mùa thi 2013, cảm động,
Ngán ngẩm lò luyện thi khối C
10:31 | 25/06/2013
(PetroTimes) - Mặc dù đã tung đủ chiêu, cũng như trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ
học tập song nhiều lò luyện thi khối C trên địa bàn Hà Nội vẫn không thu hút được nhiều học
sinh. Kiến thức cũ cộng với phương pháp dạy không mới gây ra tâm lý chán nản cho người
học.
Đủ chiêu nhưng vẫn ế dài
Sau khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc được vài ngày thì các lò luyện thi bắt đầu “nóng” trở lại.
Song, đối với các lò luyện thi khối C, thí sinh lại không mấy mặn mà. Một phần là do những
năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký thi vào khối C ngày càng giảm, thậm chí nhiều trường THPT
không có lớp khối C vì quá ít học sinh đăng ký học.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các trung tâm ôn luyện khối C thường tập trung ở hai khu vực
trên địa bàn Hà Nội đó là khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Chỉ tính riêng khu vực trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có 4 lò
luyện thi lâu năm, đó là chưa kể các lò vừa mới “mọc” thêm.
Lịch học cấp tốc được đặt trước cửa một trung tâm ôn thi đại học tại Xuân Thủy, Cầu Giấy
Đi dọc trường Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể bắt gặp ngay các bàn chiêu sinh đặt rải rác
trong khu vực trường. Từ cổng trường đi sâu vào trong có đến 4 – 5 bàn chiêu sinh. Chỉ cần
nhìn thấy một đối tượng nào có dáng dấp học sinh gần đó là các cô, các chú đon đả hỏi han,
mời chào, tư vấn rồi lôi kéo nhằm tăng thêm sĩ số lớp học.
Nhiều trung tâm sẵn sàng bán vé học thử (vé ngày) để thí sinh dễ dàng lựa chọn ca học, môn
học. Tuy nhiên, cũng có những trung tâm không bán vé ngày mà tư vấn để thí sinh mua hẳn
vé tháng nhằm giữ chân thí sinh, tránh kiểu thí sinh học thử xong một ngày rồi bỏ lớp.
Trong vai một học sinh đi tìm lớp ôn thi, tôi đến một bàn chiêu sinh gần cổng trường Đại học
Quốc gia Hà Nội và hỏi mua vé ngày môn Địa lý thì nhân viên ở đây ngon ngọt: “Con đăng
ký học cả khóa là tốt hơn. Hiện tại trung tâm không còn nhận vé ngày nữa rồi. Con tính từ
giờ đến lúc thi còn chưa đầy hai tuần nữa, chỉ mất có 400 - 500 nghìn mỗi môn thôi. Ba môn
Văn, Sử, Địa chỉ mất tầm triệu rưỡi. Vé ngày là 30 nghìn một ca, đăng ký học cả khóa thì tiết
kiệm hơn, chỉ mất 26 nghìn một ca thôi”.
Tuy nhiên, không có trung tâm nào lại chỉ dạy một ca/buổi. Theo lịch học, thường thì mỗi buổi
học một môn, nhưng một môn học kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi, tức là 2 ca. Theo đó, với vé
ngày, học sinh đến ôn thi phải mất 60 nghìn, còn học theo cả khóa thì giảm hơn, mất 50 nghìn
2 ca. Học phí đắt đỏ và tăng cao so với các năm trước khiến thí sinh e dè khi quyết định ôn
thi tại trung tâm.
Không có các băng rôn, panô quảng cáo quá rầm rộ, các trung tâm thu hút thí sinh bằng
những lịch học cấp tốc dày đặc các môn và kín tuần, kèm theo đó là tên các giáo viên quen
thuộc giảng dạy ôn thi từ bao nhiêu năm nay.
Một số trung tâm chỉ đề tên của giáo viên như các trung tâm gần Đại học Sư phạm Hà Nội,
song một số trung tâm khác còn ghi thêm học vị của giáo viên như trung tâm luyện thi ở 336
Nguyễn Trãi, hoặc quảng cáo trên mạng Internet như trung tâm luyện thi Xuân Thủy (13 – 15
Lê Thánh Tông).
Học sinh đến muộn phải học ở ngoài hành lang trong tình trạng mệt mỏi (Ảnh chụp trong buổi
ôn môn Văn của một trung tâm tại ngõ 175 Xuân Thủy)
Các trung tâm cũng trang bị các trang thiết bị đầy đủ như micro, loa, lắp đặt hệ thống quạt
trần, quạt cây, ống phun hơi nước nhằm thu hút các thí sinh. Song số lượng các thí sinh khối
C đến ôn thi quá ít ỏi, có những trung tâm phải cho nghỉ các môn Sử, Địa vì quá ít thí sinh.
Thường thì chỉ có môn Văn thì số lượng thí sinh đông hơn cả, vì thí sinh đến ôn Văn còn có cả
khối D và A1. Hai môn Sử, Địa cùng chung số phận với số lượng thí sinh khá ít ỏi, thường chỉ
dao động trong khoảng 20 – 30 em, cao lắm mới có lớp 50 – 60 em.
Thí sinh hời hợt với khối thi
Các thí sinh đến ôn luyện