sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời... Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày của mẹ. Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả.
Con gái ấm ức kể với tôi rằng: Cô giáo bảo tả về bà ngoại như thế là thiếu thực tế, không đúng với hướng dẫn. Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót… Nói xong, con gái tôi kết luận: “Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ…!”
Chúng ta đang có nền giáo dục... văn mẫu?
Hướng chủ đề theo câu chuyện thực tế trên, thành viên Hiếu Orion của mạng xã hội Facebook đã viết bài thơ "Cô bắt làm văn tả bà” hiện đang được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Bài thơ như sau:
Cô bắt làm văn tả bà
Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???
Tác giả đã vẽ nên hình ảnh người bà ngoài đời hiện lên chân thực đến từng centimet với vẻ ngoài hiện đại và… cá tính như “cưỡi xe ga”, “tóc nhuộm ánh tím”. Nhưng người bà ấy dù vẫn sống vui, sống khỏe, chăm lo hết mình cho con cháu thì cũng không được phép xuất hiện trong một bài văn tả bà của cô bé học sinh tiểu học.
Tác giả kết thúc bài thơ bằng một câu hỏi hài hước nhưng cũng khiến người đọc phải suy ngẫm: “Hay đổi Bà khác đúng lời của cô?
SV Nhạc viện thổi kèn đám ma, SV Ngoại ngữ viết sớ...
Để nói về một thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm, thành viên ruoimuoi của fanpage Hanoi đã sưu tầm bài thơ mang tính chất hài hước mang tính chất châm biếm:
Đào tạo nhiều, thất nghiệp cũng... nhiều.
Những chuyện học hành thi cử Thi đại học, học đại học, sĩ tử đi thi, đề thi đáp án >> Ngán ngẩm lò luyện thi khối C >> Vào lò luyện… chép cấp tốc Con xe ôm và ước mơ đại học Một chiều cuối tháng 6, bên quán nước cạnh bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), chúng tôi gặp bác Trần Văn Thu sau cuốc xe ôm vất vả. Nhấp ngụm trà, bác bỏ mấy tờ tiền ra xếp lại cẩn thận rồi chia sẻ: "Đây là tiền cho con gái tôi ôn thi đấy!". Hóa ra, bác Thu có con gái là Trần Thị Lệ đang chuẩn bị dự thi khoa tiếng Nhật, ĐH Sư phạm Hà Nội. Nghe bác tâm sự mà chúng tôi nao lòng. Mỗi tháng bác kiếm được khoảng 5 triệu chạy xe. Nhà trọ hết 600 nghìn, bến bãi hết 600 nghìn, sinh hoạt khác cũng gần 2 triệu rồi. Còn lại 3 triệu, một nửa gửi về cho vợ, một nửa gửi cho con đang ôn luyện thi. Nhà bác Thu ở Lý Nhân, Hà Nam; hai con cả đã lấy vợ, gả chồng, còn đứa út kỳ vọng nhất thì đang chuẩn bị thi. “Nhiều đêm, tôi phải chạy thêm để có tiền gửi cho cháu. Cháu bảo phải đóng hơn triệu tiền học phí học thêm 3 môn Toán, Văn, Anh nên phải cố vì con thôi” – bác Thu kể.

Bác Trần Văn Thu hàng ngày chạy xe ôm quanh bến xe Yên Nghĩa để có tiền gửi cho con là em Trần Thị Lệ trọ học trong kí túc xá trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Khi đem câu chuyện cha mình phải chạy xe đêm kể cho Lệ, em đã khóc. Ở quê, sau khi thi tốt nghiệp, trường THPT Trần Hưng Đạo nơi Lệ học không tổ chức ôn thi đại học, em phải lên đây luyện thi. Học được mấy buổi, Lệ phát hiện ra là cách dạy ở đây không hiệu quả, mục đích chỉ vì tiền, không vì sĩ tử. Thầy dạy ào ào, trò nghe đến đâu hay đến đó; chưa hiểu thì… mua thêm tài liệu của thầy. Em chán nản: “Em thương bố, bố phải chạy xe ôm để có tiền cho em học thì em phải học nốt cho đỡ phí”. Lệ cảm nhận sức học của mình có thể chưa đỗ năm nay và em có ý định sang Nhật vừa học, vừa làm. Nhưng chi phí sang đó khoảng 300 triệu đồng. Với Lệ, việc không đỗ đại học có lẽ không có gì là đáng xấu hổ, nhưng phải để bố mẹ gánh khoản nợ để em được sang Nhật thì em không đành lòng. Có lẽ, những ngày ít ỏi còn lại, em cố gắng ôn bài thật kỹ và làm bài thật tốt. Đỗ đại học để báo ơn mẹ Mùa thi 2012, em Lương Thị Thu Hà (Hà Nam) không đỗ đại học. Trước đợt thi 3 tháng, mẹ em đã qua đời trong cơn bạo bệnh. Sự mất mát quá lớn đối với một cô gái đang tuổi trưởng thành khiến tâm lý em dao động và kết quả thi không như mong muốn. Sau ngày mất của mẹ, 4 bố con chuyển hẳn lên Hà Nội thuê trọ sinh sống. Bố em làm bảo vệ ở tòa nhà VNPT mỗi tháng còm cõi được gần 3 triệu, chị gái em là Lương Thị Kiều Ngân đang là sinh viên năm 3 Học viện Tài chính, em trai cũng đang học lớp 8 ở Cổ Nhuế. Mọi chi tiêu gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương của bố. Trong ngôi nhà trọ chừng 18m2, suốt 1 năm nay, Hà miệt mài đèn sách để thực hiện ước mơ đại học của mình. Để tiết kiệm tiền, em không đi học thêm mà tự ôn; đồng thời Hà cũng đi làm thêm để có tiền mua sách, vở. “Năm trước, mẹ mất nên em không còn tâm trí đâu tập trung học. Thi không đỗ, em cũng buồn lắm và em sẽ quyết tâm thi đỗ năm nay để báo ơn mẹ” – Hà chia sẻ. Đợt thi tới, Thu Hà đăng ký thi ngành Kế toán, Học viện Tài chính. Nhìn người cha hàng ngày đi làm, tích từng đồng nuôi 3 chị em ăn học; thương chị gái sắp ra trường mà công việc