mại dâm là trọng tội, có thể bị xử tử hình.
Một số hình thức mại dâm chính[sửa]
[list]
[*]Nhà thổ: mại dâm thực hiện tại cơ sở tập trung, hợp pháp hay bất hợp pháp.
[*]Gái đứng đường: giao dịch được đàm phán trên phố, sau đó người mua có phương tiện thường mang người bán dâm tới khách sạn.
[*]Mại dâm phục vụ tận nơi/Gái gọi: thông qua người môi giới, trang web internet hay số điện thoại. Việc mua bán dâm diễn ra ở khách sạn hoặc nơi ở của khách mua dâm.
[*]Du lịch tình dục: các tour du lịch với mục đích tình dục trả tiền.
[*]Biến tướng: Dịch vụ giúp việc ở Nam Phi có sự xuất hiện loại hình làm thuê (dịch vụ nhanh, ngắn hạn) khỏa thân. Công ty Natural Cleaning cung cấp các nhân viên giúp việc khỏa thân hoặc bán khỏa thân nếu như khách hàng yêu cầu, nhưng chủ công ty khẳng định đó chỉ là giải trí chứ không phải mại dâm.[54]
[/list]
Hợp pháp hóa mại dâm và các hệ lụy[sửa]

Những nước có mại dâm hợp pháp được tô màu xanh lá cây
Theo quan điểm của những nhà Luật học và Xã hội học, luật pháp và đạo đức là 2 phạm trù riêng nhưng có liên hệ mật thiết. Về cơ bản, mại dâm làm mất nhân phẩm của phụ nữ và xúc phạm đến sự thiêng liêng của hoạt động tình dục của con người, gây phương hại đến nền tảng đạo đức lối sống xã hội, làm rạn nứt hạnh phúc của mỗi gia đình, kéo theo nhiều loại tệ nạn khác. Do đó mại dâm bị cấm tại phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa mại dâm để dễ kiểm soát". Tại một số nước, ở các khách sạn lớn, các khu giải trí, các vùng du lịch đều có các "dịch vụ hộ tống”. Các chính phủ và các nhà làm luật ở các nước này tin rằng: việc cho phép mại dâm công khai với các biện pháp như cấp giấy phép, quy hoạch khu đèn đỏ... sẽ giúp quản lý tốt hơn các vấn nạn mà mại dâm gây ra, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hoa liễu.[55]
Về ý tưởng là như vậy, nhưng thực tế sau nhiều năm lại khác hẳn, hợp pháp hóa mại dâm đã trở thành "một giấc mơ quan liêu ướt át". Các nước này thường không đạt được những mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn[55], điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia nghèo, vốn có hệ thống quản lý, pháp luật lỏng lẻo (như Peru, Colombia, Bangladesh). Mặt khác, tại các nước nghèo ở Trung-Nam Mỹ, "hợp pháp mại dâm để quản lý" chỉ là cái cớ, mục đích thực sự là để tạo thuận lợi cho việc buôn bán người của giới Mafia vốn lũng đoạn chính quyền các nước này.
Vì sự bế tắc này, một số nước sau một thời gian đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Như một hệ quả, nếu như giai đoạn 1990-2003 có tới 12 nước thực hiện hợp pháp hóa mại dâm, thì từ 2003 tới nay, chỉ có 1 quốc gia làm theo, bởi bài học thực tế từ các nước đi trước đã cho thấy thất bại của phương thức này.
Ngành Tội phạm học có nguyên tắc cơ bản là "không có chỗ cho trí tưởng tượng chủ quan, những lập luận thiếu dẫn chứng, sự đơn giản hóa quá mức vấn đề mà không tính tới những yếu tố ngoại cảnh khác vốn rất phức tạp, rằng nếu làm theo A thì kết quả sẽ là B", đây lại là điều mà những kế hoạch hợp pháp hóa mại dâm luôn mắc phải. Theo phân tích chi tiết vềTội phạm học, có 3 nguyên nhân chính khiến việc "hợp pháp hóa mại dâm để quản lý" luôn gặp thất bại:
[list]
[*]Các chính phủ này quá chủ quan về khả năng quản lý của mình trong khi đánh giá thấp khả năng của giới tội phạm. Trên danh nghĩa, tại các nước này, mại dâm do nhà nước quản lý, người bán dâm được khám sức khỏe, có giấy phép hoạt động, nhưng thực ra đằng sau lại là các thế lực Mafia. Đó mới thực sự là thế lực kiểm soát mại dâm, và tất nhiên chúng không bao giờ chịu từ bỏ những mánh khóe hốt bạc và hợp tác với chính quyền. Các thống kê thực tế cho thấy việc hợp pháp hóa mại dâm chỉ tạo thêm cơ hội cho tội phạm dùng chiêu bài "hợp pháp hóa" để núp bóng chính quyền và bành trướng hoạt động, trong khi nhà nước chỉ có thể "quản lý trên giấy". Số tiền thuế mà nhà nước thu được cũng rất ít, mà phần lớn lợi nhuận chui vào túi các thế lực Mafia, tạo thêm thế lực cho chúng.[56]
[/list]
[list]
[*]Những người ủng hộ hợp pháp hóa mại dâm đã không tính tới những dạng tội phạm khác luôn đi kèm với mại dâm. Nhà nghiên cứu Maxwell (năm 2000) đã công bố các bằng chứng về sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn bán ma túy, cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản, buôn người và rửa tiền. Việc hợp pháp hóa một dạng tệ nạn xã hội đã kéo theo sự lan tràn của các loại tệ nạn khác vốn còn nguy hiểm hơn.
[/list]
[list]
[*]Mại dâm từ xưa tới nay luôn bị các nền văn hóa, tôn giáo bài xích vì đi ngược lại những giá trị chung của nhân loại về hôn nhân, tình yêu và lòng chung thủy. Do đó, hợp pháp hóa mại dâm sẽ gây ra sự bất bình của một phần lớn người dân, gây xáo trộn và đổ vỡ các giá trị đạo đức, đe dọa hạnh phúc hôn nhân, và sự bất hợp tác từ chính người bán dâm (vì bản thân họ cũng không muốn hành vi nhục nhã của mình bị công khai).
[/list]
Có một cách nghĩ sai lầm rằng: mại dâm là một hoạt động lâu đời và hầu như xã hội nào cũng tồn tại, cho nên không cần tốn công ngăn chặn mà phải chấp nhận nó như một "nghề bình thường". Sự thực, xã hội luôn tồn tại 2 mặt Tốt-xấu, ma túy, hiếp dâm, buôn người... cũng là những tệ nạn không bao giờ có thể triệt tiêu hết. Một xã hội càng tiến bộ thì càng phải quyết tâm đấu tranh với những mặt xấu chứ không phải buông xuôi mặc cho chúng lan tràn. Việc thỏa hiệp với tệ nạn xã hội không làm nó thay đổi bản chất, mà chỉ dẫn đến sự lụn bại của đạo đức và kỷ cương xã hội. Với những tác hại rõ ràng gây ra cho xã hội, khi chính quyền buông xuôi việc ngăn chặn mại dâm và cho hợp pháp hóa loại tệ nạn này, thì giống như "ung thư di căn", nó sẽ càng lan tràn và ẩn chứa nhiều hiểm họa hơn, xã hội sẽ càng phải trả giá nặng nề.
Đức[sửa]
Ví dụ, mại dâm ở Đức được hợp