thì coi mại dâm là trọng tội, có thể bị xử tử hình.
Tính tới năm 2012, có thể chia luật về mại dâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thành 3 nhóm:[32]
[list]
[*]Nhóm 1 (màu xanh lá): mại dâm là hợp pháp và được pháp luật quy định các vấn đề liên quan. Nhóm này có 20 nước và 1 số bang của Úc.
[*]Nhóm 2 (màu xanh dương): ở những nước thuộc nhóm này, không có bộ luật cụ thể để cấm mại dâm, nên mại dâm (trao đổi tình dục vì tiền) tự nó không phải là bất hợp pháp, nhưng hầu hết các hoạt động liên quan (như mời gọi mua dâm nơi công cộng, nhà thổ và các hình thức dắt khách khác...) là bất hợp pháp, điều này khiến cho việc mua bán dâm là rất khó khăn để không vi phạm bất cứ điều luật nào.[32] Nhóm này có 41 nước và vùng lãnh thổ (năm 2012), ví dụ như Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Braxin, Canada, Ấn Độ, Nepal... Ví dụ tại Canada, mại dâm không có bộ luật cấm cụ thể, nhưng điều 210 và 211 trong Luật Hình sự cấm tổ chức nhà thổ (được định nghĩa là "có 1 hoặc nhiều người bán dâm hoặc thực hiện các hành vi không đứng đắn thường xuyên cư ngụ", điều này khiến việc bán dâm ở nhà riêng hay nhà chứa cũng đều là bất hợp pháp), điều 212 cấm môi giới hoặc thu lợi từ mại dâm, điều 213 cấm mời chào mua bán dâm tại nơi công cộng[33]Hoặc tại Ấn Độ cũng không có bộ luật cấm mại dâm cụ thể, nhưng lại có Bộ luật chống hành vi buôn bán vô đạo đức(PITA) năm 1986, trong đó có một mục về mại dâm. Luật này quy định: chào mời bán dâm nơi công cộng sẽ bị phạt 3 tháng tù, rao số điện thoại để bán dâm bị phạt 6 tháng tù, chăn dắt mại dâm bị phạt 2 năm tù, chủ nhà thổ bị phạt 1-3 năm tù (nếu tái phạm sẽ phạt nặng hơn), giam giữ nô lệ tình dục bị phạt ít nhất 7 năm tù, ngoài ra còn có nhiều mức phạt cho các hành vi khác[34]
[*]Nhóm 3 (màu đỏ): những nước đã ban hành các bộ luật cụ thể để cấm các hành vi mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm... Nhóm này có khoảng 160 nước và vùng lãnh thổ.
[/list]
Mãi dâm hay mại dâm[sửa]
Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều người sử dụng từ "mại dâm" và không thể phân biệt "mãi dâm" với "mại dâm" là gì. Trên thực tế, mãi dâm là hành động mua dâm còn mại dâm là hành động bán dâm. Do vậy, khi viết "gái mãi dâm" (mua dâm) là sai mà phải viết là "gái mại dâm" (bán dâm). Thực ra, không chỉ có "gái mại dâm" (tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm), mà còn có "phụ nữ mãi dâm" (tức là bỏ tiền ra để mua dâm từ nam giới). Những người nam theo đuổi hành động bán dâm thoả mãn cho nhu cầu của người mua dâm (cả nam và nữ) thì được gọi một cách dè bỉu trong tiếng Việt là đĩ đực, hay gigolo hay male prostitute trong tiếng Anh (dù rằng đối tượng này thường ít khi lọt vào sự chú ý của xã hội, nhưng nó là một thực tế từ xưa đến nay).
Mại dâm theo giới tính[sửa]
Nói đến mại dâm là người ta thường nghĩ đến phụ nữ, nhưng trên thực tế có cả nam giới đi bán dâm. Con số thống kê ở Đức cho thấy, có 96% người bán dâm là phụ nữ và 4% là nam giới. Như vậy, phụ nữ chiếm gần như tuyệt đối.[35]
Trong số mại dâm nam thì hơn 1 nửa chỉ bán dâm cho đồng tính nam chứ không phải phụ nữ[36]. Như vậy có thể thấy số phụ nữ đi mua dâm là rất ít so với nam giới. Vì tồn tại ít nên cơ quan pháp luật tại nhiều nước khi ra luật về mại dâm đã bỏ sót không đề cập tới đối tượng mại dâm nam hoặc mại dâm đồng giới, tạo ra kẽ hở về pháp luật.
Mại dâm nữ
Bài chi tiết: Gái mại dâm
Mại dâm nam
Bài chi tiết: Mại dâm nam
Mại dâm ngày nay trên thế giới[sửa]
Châu Âu[sửa]
Tại Đức có khoảng 400.000 người bán dâm. Thêm vào đó là nhiều người bán dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo định nghĩa. Trong đó ước lượng là 96% phụ nữ và 4% nam giới. Với Luật điều chỉnh quan hệ pháp luật của mại dâm, ngày 20 tháng 12 năm 2001) việc mại dâm tại Đức được quy định theo pháp luật.
Khu phố đèn đỏ tại Amsterdam, Hà Lan
Theo ước lượng của Hội Hydra (tiếng Đức: Hydra e.V.), và của các tổ chức giúp đỡ khác thì có hơn 250.000 gái bán dâm ngoại quốc tại Đức, trong đó phần lớn là phụ nữ từ Đông Âu, Columbia, Thái Lan và châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Phần nhiều trong số này bị băng đảng buôn người đưa vào và bắt buộc làm nghề mại dâm.
Tại Pháp, mại dâm không có luật cấm, nhưng các hoạt động có tổ chức như nhà thổ, môi giới, quảng cáo... thì sẽ bị truy tố do vi phạm các bộ luật khác. Chính phủ Pháp cũng dự định đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại dâm bằng cách phạt nặng người mua dâm. Theo quy định, người mua dâm sẽ bị phạt 6 tháng tù giam và 3.000 Euro (tương đương 4.000 Đôla Mỹ). Môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có 9 là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ.[37] Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội cho hay: “Không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hoạt động kinh doanh này khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông”
Năm 1999, Thụy Điển là nước châu Âu đầu tiên đưa ra luật định phạt hành vi mua dâm.[37] Mại dâm tại Thụy Điển bị nghiêm cấm, nhưng trái lại với các quy định thường lệ khác, mua dâm là tội phạm chứ không phải bán dâm. Nhà nước Thụy Điển cung cấp các khoản phúc lợi lớn và dịch vụ chuyên môn giúp phụ nữ bán dâm thoát khỏi tệ nạn này, cũng như giáo dục ý thức để công dân tẩy chay nạn mại dâm. Nhờ hiệu quả mang lại, năm 2009, Na Uy và Iceland đã học theo mô hình này.[38]
Tại Nga, mại dâm là bất hợp pháp. Cũng như Thụy Điển, hướng ngăn chặn quan trọng là phạt nặng người mua dâm đã được thực hiện. Năm 2012, Duma Quốc gia Nga thông qua điều luật xử phạt 5.000 rúp với người mua dâm. Bên cạnh đó, giấy báo sẽ được gửi tới tận nơi làm việc của người mua dâm. Chính phủ Nga tin rằng, những biện pháp cứng rắn sẽ khiến mại dâm tại nước này giảm đáng kể. Tháng 12-2012, Croatia cũng thông qua mức phạt lên tới 1.700 USD với người mua dâm. Chính