ghi lịch học kèm theo là Tiến sĩ N. của trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn), học sinh phải chép tràng giang đại hải các bài sử dài như những bài văn có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận.
Theo tìm hiểu từ các học sinh ở một số trung tâm trên địa bàn Hà Nội thì hầu như trung tâm ôn thi khối C nào cũng ở dạng ôn luyện theo lối đọc – chép cấp tốc như vậy.
Hiệu quả của lối ôn đọc – chép cấp tốc?
Theo một số học sinh theo học khối C ở trung tâm ôn thi tại ngõ 336 Nguyễn Trãi thì một tuần có 7 buổi Văn, 4 buổi Sử và 3 buổi Địa thì gần như ngày nào cũng trong tình trạng thầy đọc, trò chép theo đúng tính chất của một lò luyện thi cấp tốc.
Thanh Tâm (Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết: “Mình đăng ký ôn thi lớp C ở trung tâm từ ngày 9/6. Số tiền bỏ ra cho cả ba môn Văn, Sử, Địa là 2.160.000 đồng cho cả một khóa ôn thi. Đến lớp thầy dạy theo cách đọc, chép là chủ yếu thôi, không có gì mới mẻ cả, vì kiến thức bọn mình đều đã được học và cũng đã được rèn luyện từ trường phổ thông rồi”.
Nhiều thí sinh quá mệt mỏi với lối ôn đọc - chép cấp tốc (ôn thi môn Lịch sử tại phòng học tầng 4 của một trung tâm ôn thi tại ngõ 175 Xuân Thủy)
Cũng trong tình trạng tương tự, Tuấn Anh (Bắc Giang) than thở: “Học được mấy hôm thấy thầy toàn dạy kiểu đọc, chép không hiệu quả cho lắm, mình định bỏ để ôn ở nhà thôi, nhưng nghĩ đến số tiền học phí ôn thi khá lớn, giờ có xin nghỉ để lấy lại trọn vẹn cũng khó, nên mình cố đi học rồi về nhà tự nghiên cứu thêm vậy”.
Số tiền hơn 2 triệu đồng cho mỗi khóa, đối với nhiều bạn ở tỉnh lẻ lên Hà Nội ôn thi còn phải thêm chi phí thuê nhà trọ, điện, nước, ăn uống. Tính ra số tiền phụ huynh phải lo cho một khóa ôn thi đại học cấp tốc của con cái ít nhất cũng phải nằm ở mức 5 – 6 triệu đồng.
Khi được hỏi về lý do các thí sinh đua nhau lên Hà Nội ôn thi thì chúng tôi được biết: Ở các trường THPT sau khi thi tốt nghiệp xong thì thường không tổ chức ôn thi nữa. Học sinh có nhu cầu phải tự tìm các lò luyện ở trên thành phố, hoặc ôn riêng tại nhà các thầy, cô. Tuy nhiên, các em thường có xu hướng lên Thủ đô ôn thi vì ở đây có các thầy, cô là giáo viên ôn thi có uy tín, chất lượng và định hướng được trọng tâm ôn thi tốt.
Song, với phương pháp ôn thi đọc – chép cấp tốc của các giáo viên khối C khiến cho nhiều thí sinh khá thất vọng so với những gì mong đợi. Lối ôn thi này không chỉ làm tốn tiền bạc, tốn thời gian của thí sinh mà kiến thức thu nạp chẳng được bao nhiêu. Bởi vì thời gian ở lò luyện thi chỉ dành cho việc luyện… chép là chủ yếu chứ thí sinh không được luyện đầu óc suy nghĩ, phân tích, ghi nhớ.
Với thí sinh đăng ký thi khối C, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết cách hệ thống, tổng hợp lại kiến thức ba môn Văn, Sử, Địa là có đủ “vốn” để bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng. Không cần phải cất công lên tận các trung tâm ôn thi ở Hà Nội vừa mất tiền, mất thời gian mà hiệu quả lại chẳng vào đâu.
Phạm Trang
TAGS: thi sinh, khối C, luyện thi, Xuân Thủy, sĩ tử, luyện thi đại học, lò luyện thi, cấp tốc, đọc chép,
Đình chỉ thi nếu sử dụng iWatch, Google Glass
11:48 | 29/06/2013
(PetroTimes) - Thí sinh mang iWatch, Google Glass... hay các thiết bị công nghệ cao tương tự khác, dù đã sử dụng hay chưa sử dụng, sẽ bị đình chỉ thi ngay lập tức.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về những điều chỉnh, thay đổi trong quy định cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Chiếc đồng hồ thông minh có khả năng chứa file ảnh được sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sử dụng trong phòng thi bị phát hiện.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ngoài bút, mực, compa, thước kẽ, máy tính bỏ túi trong danh mục qui định... để phục vụ cho việc làm bài thi, thí sinh chỉ được phép mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình không có chức năng phát âm, phát hình tại chỗ, không truyền được thông tin ra ngoài (không có loa, tai nghe, không có màn hình hiển thị thông tin, không có 3G, 4G, WiFi, Bluetooth...) để làm công tác chống tiêu cực.
Vì vậy, các thiết bị công nghệ cao như iWatch, Google Glass... đều không được đem vào phòng thi.
Iwatch là loại đồng hồ thông minh, được thiết kế đơn giản, không có nút bấm mà thay vào đó mọi thao tác được thực hiện trên màn hình cảm ứng. Đặc biệt, nhiều loại iWatch có khả năng hiển thị hầu như tất cả mọi thứ, từ bài hát, file hình ảnh, các ứng dụng mạng xã hội như Twitter, danh bạ đến cả chức năng thông báo cuộc gọi.
Trường hợp gian lận thi cử đầu tiên liên quan đến loại thiết bị công nghệ cao mới mẻ này mới được phát hiện tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khi một sinh viên sử dụng trong giờ thi học kì.
Khánh An
TAGS: thiết bị ghi âm, ghi hình, phòng thi, Bộ GD-ĐT, tuyển sinh, tiêu cực, 2013, Đại học, Cao đẳng,
Vụ xé tài liệu môn Lịch sử: Nhà trường bao biện cho học sinh
2 giờ trước - Dân trí
Thầy Vũ Phạm Nghĩa - phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TPHCM) cho biết học sinh không xé tài liệu môn Lịch sử, nếu có cũng không đáng kể và đó chỉ là “hành động vui chơi quá trớn”!
Cảnh học sinh ném đề cương môn Sử xuống sân trường trong đoạn clip.
Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh học sinh của Trường THPT Nguyễn Hiền, số 3 Dương Đình Nghệ, quận 11, TP HCM đồng loạt xé tài liệu ôn thi môn Lịch sử để “ăn mừng” vì năm nay không thi tốt nghiệp môn học này, phóng viênPetrotimes đã đến Trường THPT Nguyễn Hiền để tìm hiểu vụ việc.
Trao đổi với phóng viên, thầy Vũ Phạm Nghĩa - Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Học sinh không xé tài liệu môn Lịch sử, nếu có thì cũng không đáng kể, không tới 1%, các giấy xé chủ yếu là giấy trắng, giấy nháp, các tờ bướm tuyển sinh được phát quảng cáo cho học sinh. Đây chỉ là một hành động bộc phát, vui chơi quá trớn của học sinh. Do đó, nhà trường không có xử lý kỷ luật gì, chỉ nhắc nhở