sinh ra tiền như Voice, IP… gia tăng thì nhà mạng sẽ “bóp” ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 – 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng”, ông Thanh giải thích.
“Ngay cả các dịch vụ như truyền hình Internet như VTC đang làm dù đã được ưu tiên nhưng cũng vẫn phải “xếp hàng” dưới các dịch vụ như điện thoại, IP có khả năng sinh ra tiền ngay lập tức”, ông Thanh nói thêm.
Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.
Mới du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng Facebook – do có những tính năng giúp chuyển tải thông tin nhanh đến chóng mặt nên đã thổi bùng lại làn sóng sử dụng mạng xã hội ảo sau khi blog 360 bị đóng cửa vào ngày 13/7/2009. Trong thời gian qua có nhiều ý kiến trái chiều về Facebook khi nhiều người cho rằng việc sử dụng Facebook và những ứng dụng của nó gây lãng phí quá nhiều thời gian làm việc trong công sở và tính riêng tư của mỗi cá nhân cũng không được đảm bảo.
Facebook đã từng bị cấm ở một số quốc gia như Iran, Trung Quốc, Syria... vì những tranh cãi về bản quyền cũng như nguy cơ lây lan virus, trojan (phần mềm gián điệp), fishing email (thư rác lừa đảo) qua mạng xã hội này. Gần đây ở Việt Nam, nhiều phần tử xấu đã lợi dụng tính năng phát tán thông tin nhanh chóng của Facebook để phát đi những hình ảnh, bài viết, video clip có nội dung tiêu cực.
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do Cty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
Facebook hiện được mở rộng cho bất cứ ai trên 13 tuổi. Website này hiện có hơn 175 triệu thành viên tích cực trên khắp thế giới. Facebook vừa mới trở thành mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.
T.V
TAGS: Facebook, đóng cửa, Việt Nam, 25/6, nhà mạng, Viettel, VNPT, FPT,
ào lò luyện… chép cấp tốc
10:30 | 26/06/2013
(PetroTimes) - Nhiều sĩ tử tỉnh lẻ lên Hà Nội ôn thi khối C phải giật mình vì lối luyện… đọc, chép cấp tốc của các giáo viên tại một vài “lò” luyện.
>>> Ngán ngẩm lò luyện thi khối C
Đọc - chép… như gió
Qua tìm hiểu, chúng tôi đã tìm đến Trung tâm luyện thi tại nhà số 1, ngõ 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đón chúng tôi là một nhân viên nam chừng hơn 40 tuổi. Sau khi nói nguyện vọng ôn thi khối C, nhân viên này đã nhiệt tình tư vấn: “Trung tâm có đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, là giáo sư, tiến sĩ của hai trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn và Đại học khoa học tự nhiên nên học ở đây tốt lắm. Lớp Văn chỉ có 60 người, còn lớp Sử và Địa chỉ có khoảng 20 người thôi nên học có hiệu quả lắm, không ồn ào như các trung tâm khác đâu”.
Sau đó, nhân viên này phát cho chúng tôi một tờ giấy trong đó có ghi lịch học của các môn Văn, Sử, Địa kèm theo tên và học vị của các giáo viên giảng dạy. Dạy Văn là một Thạc sĩ công tác tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, dạy Sử là một Tiến sĩ thuộc trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, còn một Phó giáo sư - Tiến sĩ giảng dạy môn Địa thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên.
Trong một lớp ôn thi môn Địa lý tại ngõ 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Một ca học có giá 40 nghìn. Nếu thí sinh đăng ký học một khóa từ ngày 9/6 đến ngày 2/7 cho cả ba môn Văn, Sử, Địa thì sẽ mất khoảng hơn 2 triệu đồng. Học sinh có thể chọn một hoặc nhiều môn để học.
Chúng tôi được chính nhân viên này đưa lên phòng học tại tầng ba của một căn nhà 4 tầng. Căn phòng nhỏ chưa đầy 30m vuông, bàn ghế khá cũ kỹ, lâu năm, sắt đã bắt đầu bị rỉ. Phòng học có 4 quạt trần và một quạt cây dành cho giáo viên, hai đèn tiết kiệm điện không thể làm giảm đi nét tối tăm, u ám trong căn phòng.
Giáo viên dạy Địa khoảng gần 60 tuổi, giới thiệu là giảng viên của trường Đại học Khoa học tự nhiên (theo như ghi nhận trên lịch học kèm theo là PGS.TS Đ.V.T).
Vừa vào lớp học là thầy cho ngay câu hỏi rồi đọc phần trả lời cho cả lớp chép. Tôi quay sang hỏi một bạn ngồi cạnh thì được biết là đây là “cách dạy cấp tốc của thầy”. Thầy còn cho biết: “Môn Địa phần Địa lý tự nhiên trong tài liệu của tôi có 30 câu, nhưng do thời gian không cho phép nên tôi chỉ đưa ra đây 13 câu thôi”. Sau đó thầy nói chắc như đinh đóng cột: “Trong 13 câu này có một câu nằm trong đề thi”.
Thầy đọc câu hỏi và câu trả lời từ tài liệu soạn sẵn và được sử dụng trong mấy chục năm trời nên trên bục giảng thầy chỉ “tay không múa võ”, còn học sinh ở dưới cắm cúi chép lấy chép để cho kịp lời thầy đọc. Mỗi câu có bao nhiêu ý, bấy nhiêu gạch đầu dòng là phải cố mà ghi cho đầy đủ, không sót từ nào.
Thầy đọc nhanh nên học sinh lại càng phải tập trung mà luyện… chép cho nhanh. Học sinh chỉ biết đến lớp và lao vào công cuộc… luyện chép chứ không có thời gian mà dung nạp kiến thức mà mình vừa chép vào đầu. Lò luyện thi khối C trở thành lò luyện chép không hơn không kém.
Lý do mà cả thầy cả trò phải đọc, chép cho nhanh theo thầy Đ.V.T là bởi “thời gian không có nhiều nên phải chép cấp tốc thì mới có cái mà đi thi”. Nếu thầy dạy không hết kiến thức, thí sinh có nhu cầu có thể đăng ký để mua thêm tài liệu ôn thi của thầy.
Trong một buổi học môn Sử tại trung tâm này, chúng tôi cũng phát ớn vì lối dạy đọc, chép cấp tốc của giáo viên. Mỗi đề bài đưa ra, giáo viên chỉ hỏi học sinh vài ba câu về thời gian, địa điểm, sự kiện… và sau đó lại là công cuộc đọc - chép của cả thầy và trò. Không đọc thành từng ý gạch đầu dòng như môn Địa, môn Sử của thầy N. (theo tờ giấy