trung bình của gái mại dâm là 16.[131] Các vấn đề mại dâm trẻ em trở nên trầm trọng hơn bởi sự thi hành pháp luật kém cỏi, các cuộc tấn công của cảnh sát hầu hết là không hiệu quả
Ở Ecuador, mại dâm trẻ em cũng lan tràn rộng. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2002 ước tính có 5.200 trẻ vị thành niên đã tham gia mại dâm. Nhiều gái mại dâm trẻ em đã bị bỏ rơi hoặc mồ côi, một số gia đình nghèo khó còn bán con đi làm gái mại dâm. Hơn một nửa số gái mại dâm là ở trong các cơ sở bất hợp pháp. Các nạn nhân thường là trẻ em bị bắt cóc, bị cha mẹ bán cho lũ buôn người, hoặc bị bọn buôn người lừa vào nhà thổ bằng các cơ hội việc làm giả. Những trẻ em này lần đầu bị ép bán dâm ở tuổi trung bình là 12.[132]
Tổng kết[sửa]
Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Liên minh phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế thu thập tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm (Đức, Hà Lan,Úc), cũng như qua phỏng vấn trực tiếp, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp hợp thức hóa mại dâm[133]:
[list]
[*]Tạo cơ hội cho bọn ma cô buôn người, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (đều là những nước có mại dâm công khai) là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.[108]
[*]Hợp pháp hóa không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Tiền thuế mà nhà nước thu được rất ít, mà phần lớn chui vào túi mafia, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống "phố đèn đỏ" và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm "ăn theo mại dâm" (như ma túy, trộm cướp...) lại rất lớn. Nhà nước thu được 1 đồng thuế thì lại phải chi ra vài đồng vì những tác hại gây ra.
[*]Làm gia tăng "mại dâm chui, gái đứng đường" không giấy phép (do gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đường phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại tồn tại song hành cả "mại dâm hợp pháp" lẫn "mại dâm bất hợp pháp", việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).
[*]Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không còn sợ bị pháp luật trừng trị, nhiều em bị gia đình bán vào nhà thổ, nhiều em khác sẵn sàng tham gia bán dâm để kiếm tiền tiêu xài khi không được cha mẹ đáp ứng.
[*]Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Bởi thực tế, các trùm tội phạm mới là kẻ thực sự điều khiển lĩnh vực này. Các quy định bảo vệ mà chính phủ đề ra chỉ là trên giấy, hiếm khi tồn tại trên thực tế.
[*]Làm tăng nhu cầu mại dâm. Việc không còn bị pháp luật chế áp, răn đe khiến cho đàn ông (nhất là thanh niên trẻ) không còn lo sợ và càng có nhu cầu mua dâm ở quy mô rộng lớn hơn nhiều, khiến kỷ cương xã hội rối loạn, làm hư hỏng đạo đức thanh thiếu niên và đe dọa hạnh phúc mỗi gia đình.
[*]Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Theo thống kê, phần lớn khách hàng nam giới không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ, gái mại dâm phải chịu đựng để giữ khách mà không hề có cảnh sát nhắc nhở như chính phủ từng hứa hẹn.
[*]Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này để kiếm lợi từ thân xác họ.
[*]Chính các phụ nữ mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình bị thông báo công khai. Họ đều xem đó là con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này.
[/list]
Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ là những điểm đến ưa thích của bọn buôn người
Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội".
Theo điều tra, nhiều phụ nữ các nước (trong đó có Việt Nam) đã bị bọn buôn người lừa bán để làm nô lệ tình dục, họ bị đối xử rất tàn nhẫn. Nhiều người chỉ mong bị công an nước sở tại bắt trong những cuộc truy quét mại dâm và trục xuất. Đó là cách duy nhất họ có thể trở về quê hương và thoát khỏi sự kìm kẹp kinh hoàng của những kẻ buôn người.[134]. Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, từ 2006-2010 cả nước đã phát hiện 1586 vụ mua bán người, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, phần lớn là để phục vụ mại dâm, đã giải cứu và tiếp nhận được hơn 4000 nạn nhân.[135] Nhưng nếu mại dâm được hợp pháp hóa, những kẻ kinh doanh xác thịt sẽ chẳng còn bị truy quét, và sẽ không còn lối thoát cho những nạn nhân buôn người đó nữa.
Theo GS-TS An ninh Nguyễn Xuân Yêm, các đồng nghiệp cảnh sát quốc tế (Interpol) khi trao đổi cho biết, mặc dù chính phủ một số nước đã lựa chọn các phương pháp quản lý mại dâm, nhưng trong xã hội có rất nhiều ý kiến bất bình vì phương pháp này sẽ gây nguy hại lớn tới xã hội và đạo đức. Năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Chính phủ Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc chống lại đề nghị hợp pháp hóa mại dâm, vì mại dâm trực tiếp góp phần vào việc buôn bán nô lệ hiện đại và chà đạp lên phẩm giá con người. Việc hợp pháp hóa hoặc dung túng cho mại dâm là tiếp tay cho nạn buôn người."[47]
Mô hình Thụy Điển về phòng chống mại dâm[sửa]
Thụy Điển là nước đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, chỉ số phát triển con người và bình đẳng xã hội. Đảng Dân chủ xã hội cầm quyền từ năm 1920 đã thành lập một hệ thống pháp chế chính trị và xã hội tiến bộ và góp phần làm rõ nét “mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Thụy Điển”, luôn chú trọng thực hiện an sinh xã hội, phát triển văn hóa và bài trừ các loại tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm.
Ngày 1-1-1999, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chống mại dâm theo một phương cách mới. Thay vì phạt người bán