quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
Chính vì thế, các vị luôn thất bại theo ý họ.
Tôi không thích đi học. Bởi trường học không đem lại cho tôi cái gì, ít ra là những cái người khác tin là họ nhận
được. Tôi không có niềm vui, không có đam mê, tất cả là nghĩa vụ, là một áp lực. Và tôi biết tôi không phải người
duy nhất. Đã đến lúc những đứa trẻ được nói rồi.
(BGD)
Xem thêm: Bút chiến - Dư luận viên, Video clips hay
Dạy con,Bộ trưởng nên đọc, cả bài viết này, của nữ sinh lớp 12 (tiếp)
Dạy con: “Bộ trưởng nên đọc bài viết này của nữ sinh lớp 12″
Thứ năm, 25/04/, 07:07 (GMT+7)
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, ông đã xem clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” và cũng đã
nhận được bài viết của một nữ sinh lớp 12 nhân sự kiện này. Theo ông, Bộ trưởng GD&ĐT nên theo dõi, đối thoại
với các em.
>> Ngô Bảo Châu: Người ưu tư cho tương lai
>> Lộ diện hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử vừa tròn 3 tháng tuổi
>> Khen chê về clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng"
>> Nên bỏ 3 năm học trung học phổ thông
>> Học sinh chỉ cần học hết lớp 9?
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết trên trang cá nhân sau khi xem clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”: Để tiếp
sức cùng em, tôi giới thiệu ở đây bài viết của một học sinh nữ lớp 12 (em xin được giấu tên) cũng nói về sự chán
ngán đối với việc học hiện nay. Cả bài nói và bài viết của hai em cuối cấp, tôi nghĩ, là chung cho cả mọi học sinh,
mà nói thêm lần nữa, ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phải nên đọc, nên nghe, và có đối thoại.
Sau đây là bài văn “Tôi không thích đi học. Và tôi không phải người duy nhất” mà nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên đồng ý gửi đăng trên Giaoduc.net.vn.
Tôi không thích đi học. Và tôi không phải người duy nhất.
Hình minh họa
Cách đây rất nhiều năm, tôi được cho đi học. Bằng một lẽ nào đó, bố mẹ tôi thấy cần phải cho con mình đi học, để
tuân theo những quy tắc thông thường trong đời sống xã hội, để làm một gia đình bình thường, có những đứa con
bình thường được đến trường theo mong muốn của những bậc làm cha mẹ. Thế là tôi bắt đầu đi học, như rất nhiều
đứa trẻ khác cùng trang lứa.
Trường cấp một của tôi là ngôi trường danh giá nhất nhì trong thành phố lúc bấy giờ, không may, trường cấp hai và
cấp ba của tôi cũng vậy. Kiểu như khi hàng xóm sang chơi nhà tôi vào ngày tết, sau khi lì xì chán chê họ hỏi, nào,
thế cháu nhà đang học trường gì nhỉ và khi tôi nói cho họ nghe tên trường, một cách chậm chạp và ít khoa trương
hết mức, họ sẽ ồ lên và, à, ra là trường đó, thế cháu hẳn phải học giỏi lắm. Suốt những năm đi học tôi đã đối mặt với
điều này, chưa một lần tự hỏi vì sao chỉ nghe tên một sự vật sự việc gì đó mà người ta có thể quy chụp tính chất của
nó và những người liên quan đến nó là một. Đó là một sự vội vàng đầy thiển cận. Tôi không phải một đứa trẻ học
giỏi. Một lần cũng không và sẽ chẳng bao giờ là vậy.
Lên cấp hai, cuộc sống học tập của tôi bắt đầu xuất hiện những dấu vết trắc trở. Tôi phát hiện bản thân không thể
nuốt nổi các môn tự nhiên và rằng chúng đang giết chết tôi từng ngày. Nhưng ngoài tôi ra, không ai biết điều đó.
Tôi muốn nói là, cả thế giới đều biết tôi đầu hàng các môn tự nhiên nhưng không biết chúng đang giết chết tôi từng
ngày. Điều đó rất quan trọng, không phải ai cũng biết. Lẽ thường tình, tôi lao vào học thêm. Tôi cũng lo lắng chứ,
nhưng sao bằng bố mẹ tôi cho được. Tôi học, học và học như một cỗ máy có đầy rơm trong đầu và người ta nhồi
nhét đủ thứ nào các món chất nổ các công thứ tính toán thời gian các con số có những kí hiệu khốn khổ trên đầu và
vâng, những thứ đó đã trở thành một công cụ tuyệt vời cho cuộc sống của tôi biết mấy. Tức là chúng chẳng làm gì
cả.
Không biết có bao nhiêu đứa trẻ được cho đi học thêm từ hồi lớp một ở xung quanh tôi. Lần đầu tiên nghe chuyện
này tôi nói, im đi, làm gì có chuyện đó. Ấy là sự thật. Tôi không hiểu người ta có thể đưa thứ gì mang tầm cỡ khó
hiểu vào đầu một đứa trẻ sáu tuổi, thôi nào, chúng hãy còn nhỏ đến thế cơ mà. Ở cái tuổi như vậy người ta cần làm
những điều ngu ngốc như nghịch giun và lăn lê trên sàn nhà, nhổ hoa và đi tè lên nền đất trống, hay vui hơn một
chút chúng có thể đánh những thằng bé cùng tuổi và túm tóc một vài đứa bé gái mà chúng thích. Đó mới là những
công việc chính của một đứa sáu tuổi, không phải ngồi yên trên ghế trước mặt là tờ bài tập toán, hay tiếng anh, hay
tiếng việt và chúng cầm bút trong tay chịu không hiểu thứ gì đang diễn ra trước mắt mình. Những con kiến nhỏ bò
trên trang giấy, chúng không biến mất khi bọn trẻ nghiến nát bằng những ngón tay.
Nhưng thực sự thì, mọi thứ chỉ bắt đầu khi tôi lên cấp hai, sau đó là cấp ba. Tôi có thể nói trước điều này, tôi ít nhất
trên dưới mười lần muốn đấm vào mặt một thầy cô giáo nào đó, ra khỏi lớp và đi làm ở trạm xăng. Xin mời, tôi là một
tấm gương xấu cho bất kì ai muốn trở thành người tốt. Nhưng khoan, các vị có biết tôi không? Đấy, chưa gì đã lại
chơi trò chơi theo một cách thiển cận rồi. Các vị cần phải tiếp xúc với gốc rễ của vấn đề, không thì cũng nên nghe
cô ta trình bày về cuộc đời của cô ta theo trình tự, cho nó có lớp lang. Có cái này ở người lớn mà tôi thấy thật buồn
cười, rằng tại sao các vị chẳng bao giờ nhận ra cần thay đổi. Các vị không bao giờ lắng nghe trọn vẹn con cái của
mình. Ý tôi là, các vị nghe chúng nói, nhưng không bao giờ hiểu hết tất cả, các vị nghe đấy, nhưng không hiểu.
Chúng đang nói gì đó và thậm chí chúng còn chưa kịp nói cho ngọn ngành là các vị đã bắt đầu phản bác lại trong
đầu mình rồi, những ông bố bà mẹ tâm lí hơn một chút thì đợi con nói xong mới bắt đầu sắp xếp lại các lí luận phản
bác. Các vị hầu như đều phản bác.
Quay lại với việc đi học của tôi. Cấp hai là một thiên đường của những điều phức tạp, nhưng nó hãy còn là một thiên
đường. Tôi lên cấp ba sau khi kết thúc lớp chín. Từ trước khi thi