Hằng
SốngLối sống
15/06/2013 17:32
Giới trẻ và trào lưu chế, xuyên tạc trên Facebook
“Chế” là khái niệm quen thuộc, một trào lưu của giới trẻ. Thời gian gần đây, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ nhiều bản “chế” từ những tác phẩm văn học, âm nhạc…
[list]
[*]Trào lưu vẽ Chibi ngày càng hút giới trẻ Việt
[*]Giới trẻ Nhật phát ‘sốt’ với trào lưu chụp hình dùng kèn thổi bay
[*]Trào lưu chụp ảnh cùng râu mèo 'chinh phục' giới trẻ
[*]Phát sốt với trào lưu chụp ảnh cuộc chiến người khổng lồ và tí hon
[/list]
Biến “chế” thành gió lạ
Nội dung được “chế gia” đề cập là những vấn đề nóng của đời sống như giá xăng tăng, giá điện, hay vấn đề thi cử giáo dục, việc làm, thời tiết nắng nóng… Ngôn ngữ, hình ảnh sử dụng trong bản “chế” đều theo hướng hóm hỉnh, dí dỏm của thời @.
Mỗi lần giá xăng tăng, cư dân mạng lại truyền nhau những bản thơ chế phỏng theo “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan; nhiều clip nhạc như “Giá xăng không ngủ yên” của Nguyễn Hải Anh chế từ “Trái tim không ngủ yên”, hay trước đó có “Xăng tăng giá” của Hiếu Orion.
Mới đây, cư dân mạng xôn xao về nam sinh chuyên Toán, Phạm Quốc Đạt (lớp 11 Toán 1, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu) khi tóm tắt “Truyện Kiều”.
Từ hơn 3.000 câu của “Truyện Kiều”, Đạt đã tóm gọn trong 38 câu thơ. Bản tóm tắt này khái quát cuộc đời bể dâu của Kiều suốt 15 năm lưu lạc bị lừa bán vào lầu xanh. Mỗi dấu mốc cuộc đời nàng Kiều đều được gói gọn bằng hai câu thơ dễ hiểu.
Một cách trình bày trẻ trung một khổ thơ trong bài Từ ấy của Tố Hữu
Trong bài tóm tắt có đoạn: Bỗng đâu oan lớn ập liền/Thúy Kiều buộc phải kiếm tiền chuộc cha/Chẳng may mắc bẫy Tú Bà/Biến Kiều bỗng chốc thành quà thanh lâu.
Rất nhiều bình luận của cư dân mạng đã khen ngợi bài thơ của Đạt, và hi vọng bài thơ trên như một cơn gió lạ thổi mới vào cách dạy và học môn văn ở trường.
Làm “mềm hóa” nhiều kiến thức nhà trường, giới trẻ còn chế ra những bản rap thú vị. Đáng kể có rap Vật Lý lớp 12 của Trần Văn Mạnh; hay mới đây, ngày 13/5, nickname Khoai Lang - Tan Vu (trường quốc học Quy Nhơn) đã đưa lên mạng bản rap về “Sóng ánh sáng” và “Lượng từ ánh sáng”.
Gây “bão” trên mạng còn có nickname Đình Hiếu khi đăng tải bản rap môn ngữ văn lớp 11 trên Youtube. Nhạc nền cho phần đọc thơ được lấy từ nhạc trong phim Endless love có giai điệu nhẹ nhàng dễ cuốn hút người nghe. Bên cạnh đó, còn có những bức vẽ phác họa các tác phẩm thơ, văn, được cư dân mạng chia sẻ cho nhau.
“Bức tử” ngôn ngữ, xuyên tạc kiến thức
Dù được tạo ra với mục đích thư giãn, nhưng nhiều sản phẩm “chế” khiến cộng đồng mạng không khỏi “nóng mặt”. Lợi dụng những sự kiện thời sự trong đời sống xã hội như giá xăng tăng, xử phạt xe chính chủ, hay vụ xô xát giữa cảnh sát giao thông với cảnh sát cơ động…, nhiều người đã chế thành những sản phẩm có nội dung làm sai lệch chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Nhiều tác phẩm văn học kinh điển bị đem ra phóng tác, “vấy bẩn”. Những giá trị hình tượng nghệ thuật, giá trị nhân văn, hồn cốt thuần phong mỹ tục dân tộc đều bị “bức tử”.
Trên mạng có hẳn “Truyện Kiều chế toàn tập” với những câu khó có thể chấp nhận: Đầu lòng 2 ả tố nga/ Thúy Kiều là chị hay cười ha ha/ Thúy Vân bản tính thối tha/ Luôn luôn đấu đá muốn là chị cơ/ Thúy Kiều mệt mỏi bơ phờ/ Nên đành nhẫn nhịn: “Thôi ờ tao thua “… Nhân vật Chí Phèo, Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, rồi đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu… cũng bị xuyên tạc.
Nhiều truyện cổ tích bị chế thành những bản có lời lẽ chợ búa, xóa nhòa ranh giới thiện - ác, xấu - tốt.
Mới đây, Thanh Vy một học sinh THCS ở Quảng Nam đã bị đình chỉ học một năm để răn đe, do đã có hành vi xuyên tạc lịch sử, xúc phạm giáo viên và lan truyền trên Facebook.
Thông qua nickname Kang sora trên Facebook, Vy đã viết “Tuyên ngôn học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng”, nhại lại lời kêu gọi “Toàn quốc Kháng chiến của Hồ Chủ Tịch” với nội dung “chống phá kỳ thi kiểm tra học kỳ 1”.
Tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn”, Bí thư tỉnh đoàn Vĩnh Phúc Trần Việt Cường chia sẻ cách tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi thông qua mạng xã hội.
Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc hiện tập hợp được 20 câu lạc bộ trên mạng xã hội. Những bình luận, bản “chế” xuyên tạc kiến thức đều được gỡ bỏ và có những bài viết, hình ảnh phản biện để định hướng các thành viên, cư dân mạng.
Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc Trần Việt Cường chia sẻ: Dù là mang tính giải trí, nhưng “chế” cần phải có văn hóa, giáo dục và tuân theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, nhiều trường hợp “chế” bóp méo kiến thức lịch sử, văn hóa, thậm chí xuyên tạc, bôi xấu một số chính sách của Đảng và Nhà nước… xuất hiện tràn lan trên các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Nếu để tích tụ, người dùng mạng dễ có những nhận thức sai lệch, thậm chí có thể vi phạm pháp luật, những giá trị Chân - Thiện - Mỹ bị hạ thấp, cần đặc biệt lên án và cảnh báo bạn trẻ không có hành động này.
TS tâm lý Nguyễn Kim Quý cho rằng, trào lưu chế, xuyên tạc trên Facebook của một số bạn trẻ là việc làm cần phê phán. Tiến sỹ Kim Quý phân tích: Các bạn đang xuyên tạc những giá trị lịch sử và chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Có thể các bạn chế xong chỉ để đọc thấy buồn cười nhưng các bạn không nghĩ đến những ảnh hưởng, tác hại sâu xa của hành động này.
Theo TS Kim Quý, đây là một hành động cần cảnh báo trong xã hội, những người làm công tác giáo dục, văn hoá xã hội phải quan tâm, mặt sau của hành động là một bộ phận bạn trẻ mất định hướng trong cuộc sống, dễ a dua theo trào lưu xấu. Đoàn thanh niên cần vào cuộc để nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ biết hành động đúng, sống có mục tiêu, đồng thời cần lên án mạnh mẽ trào lưu chế này, không thể để các bạn