số học sinh trên trang facebook của trường N.H thì đây không phải là lần đầu tiên học sinh của trường làm hành động này. Trước đây, học sinh của khóa 08-11 từng xé đề cương Sử và rải, khóa 09-12 thì xé đề cương Sinh và giấy thông báo tư vấn tuyển sinh.

Hay bạn Trần Quốc Huy, học sinh lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: “Mình thật sự không đồng tình với cách ứng xử của các bạn học sinh trường N.H vì đây là hành động xúc phạm thầy cô dạy tụi mình. Mặc dù bản thân mình cũng không thích bộ môn Lịch Sử nhưng thiết nghĩ thay vì xé và rải đề cương như vậy, các bạn có thể đem để đưa lại cho các em hoặc bán cho thu mua giấy vụn thì sẽ là một cách tiết kiệm hơn”. Lỗi thuộc về ai? Bạn Hiếu cựu học sinh của trường, có những lời rất tâm huyết: “Gửi các em học sinh lớp 12, đọc xong tin này anh thật sự bị sock, nó làm giảm uy tín trường mình nhiều lắm, và thật sự các em rải đầy như thế, các cô lao công sẽ rất là cực khổ. Và làm như vậy có nghĩa là các em không tôn trọng thầy cô giáo, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, hành vi này vừa là hành vi xả rác, vừa là hành vi không tôn trọng thầy cô, các em đều đã lớn, đủ tuổi biết suy nghĩ. Anh nghĩ các em nên chín chắn hơn, đừng để một phút vui vẻ sau này ân hận mãi”. Hoàng Diệu Hiền cũng từng là học sinh của trường NT đồng tình với quan điểm của Hiếu: “Vì có lửa mới có khói! Nên giờ lỗi là thuộc về các em học sinh. Chính vì vậy theo chị, các bạn hãy cứ bình tĩnh. Chị tuy không phải là gì, nhưng cũng là cựu học sinh, chị nghe trường có chuyện vậy cũng lo lắm. Các em hãy bình tĩnh nhé! Đừng làm gì bốc đồng, khi làm sai chuyện lớn rồi thì tốt nhất nên im lặng, từ từ phản hồi lại nhé”. Chia sẻ với các báo chí sáng nay, thầy Nguyễn Cảnh Tân, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hiền cho biết: "Sự việc học sinh xé đề cương Sử chỉ là một trò nghịch ngợm, do tâm lý thông thường của học sinh tỏ ra vui sướng khi biết danh sách môn thi tốt nghiệp không có môn học thuộc sở đoản của mình. Thầy Tân khẳng định, các tờ giấy học sinh xé vụn không phải đề cương ôn thi môn Sử, hầu hết chỉ là các loại tờ rơi, tờ tham khảo hướng nghiệp. Ngay khi phát hiện, thầy đã yêu cầu các bạn chấm dứt trò đùa này. Các bạn cũng lập tức vâng lời và xuống sân trường dọn dẹp rác giấy. Sự việc chỉ đơn giản như thế chứ không đến mức quá trầm trọng". Thầy Nguyễn Cảnh Tân còn cho biết học của sinh trường tung giấy xuống sân trường diễn ra hai lần, lần thứ nhất vào chiều ngày 29/3 và lần thứ 2 vào ngày 3/4, đây cũng là bữa cuối cùng học sinh lớp 12 kiểm tra học kỳ 2. Thầy Tân cũng đến từng lớp để tìm hiểu sự việc và răn dạy các em học sinh. [list] [*] Các tin liên quan [*]Hàng trăm HS xé đề cương Sử vứt trắng sân trường vì không thi Tốt nghiệp? - 07/04/2013 - Kênh 14 [*]Teen thở phào vì không có Sử trong môn thi Tốt nghiệp - 29/03/2013 - Kênh 14 [*]Công bố môn thi tốt nghiệp: Sinh, Hóa, Địa - 29/03/2013 - Kênh 14 [/list] Tags: Lịch Sử, Nguyễn Hiền, Thầy Nguyễn Cảnh Tân, Nguyễn Cảnh Tân,Thầy Tân, Trần Hưng Đạo, Địa Lý, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ, Hóa Học, Trần Quốc Huy, Sinh Học, Sử Việt, Trang Fanpage, Bạn Hiếu, Hoàng Diệu Hiền, Bạn Zuan Duck Thi đại học, học đại học, sĩ tử đi thi, đề thi đáp án Cư dân mạng sáng tác thơ về ngành giáo dục
(Petrotimes) - “Đầu đường Xây dựng bơm xe/ Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen/ Ngoại thương mời khách ăn kem/ Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma”
"Hay đổi bà khác đúng lời của cô?" Mới đây, trên Báo Thanh Niên có đăng bài viết của độc giả Thu Hiền với nội dung bài viết như sau: “Con gái tôi học lớp ba. Một hôm, kiểm tra bài vở của con thì phát hiện một bài tập làm văn bị điểm bốn với lời phê “thiếu thực tế”. Đề bài như sau: “Kể về một người thân mà em yêu quý nhất”. Con gái kể về bà ngoại đại khái: Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga… Thật ra thì con gái tôi tả không sai tí nào. Mẹ tôi sinh con gái đầu lòng năm mới 20 tuổi. Tôi sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi. Hằng ngày mẹ tôi vẫn đi làm ở công sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời... Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày của mẹ. Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả. Con gái ấm ức kể với tôi rằng: Cô giáo bảo tả về bà ngoại như thế là thiếu thực tế, không đúng với hướng dẫn. Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót… Nói xong, con gái tôi kết luận: “Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ…!”

Chúng ta đang có nền giáo dục... văn mẫu? Hướng chủ đề theo câu chuyện thực tế trên, thành viên Hiếu Orion của mạng xã hội Facebook đã viết bài thơ "Cô bắt làm văn tả bà” hiện đang được cư dân mạng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Bài thơ như sau:
Cô bắt làm văn tả bà Bà ngoại em vẫn chưa già Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường Mắt bà vẫn rất tinh tường Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày Nhưng Bà em vẫn rất hay Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm Công việc bà vẫn ôm đồm Chăm lo con cháu sớm hôm không nề Hôm nay cô giáo ra đề Bắt em phải tả viết về Bà em Em tả giống hệt bên trên Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng: Đã Bà là phải rụng răng Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời Bà cũng không được ăn chơi Vì mắt phải kém và môi nhai trầu Đã Bà là phải ngồi khâu Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề Nhất là không được ghi đề Tuyệt đối không được phóng xe ào ào Em nghe chẳng hiểu thế nào Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này Tả sai thì lại không hay Tả đúng thì lại có ngày ăn roi Kiểu này phải bảo mẹ thôi Hay đổi Bà khác đúng lời của cô??? Tác giả đã vẽ nên hình ảnh người bà ngoài