lò luyện ở trên thành phố, hoặc ôn riêng tại nhà các thầy, cô. Tuy nhiên, các em thường có xu hướng lên Thủ đô ôn thi vì ở đây có các thầy, cô là giáo viên ôn thi có uy tín, chất lượng và định hướng được trọng tâm ôn thi tốt.
Song, với phương pháp ôn thi đọc – chép cấp tốc của các giáo viên khối C khiến cho nhiều thí sinh khá thất vọng so với những gì mong đợi. Lối ôn thi này không chỉ làm tốn tiền bạc, tốn thời gian của thí sinh mà kiến thức thu nạp chẳng được bao nhiêu. Bởi vì thời gian ở lò luyện thi chỉ dành cho việc luyện… chép là chủ yếu chứ thí sinh không được luyện đầu óc suy nghĩ, phân tích, ghi nhớ.
Với thí sinh đăng ký thi khối C, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết cách hệ thống, tổng hợp lại kiến thức ba môn Văn, Sử, Địa là có đủ “vốn” để bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng. Không cần phải cất công lên tận các trung tâm ôn thi ở Hà Nội vừa mất tiền, mất thời gian mà hiệu quả lại chẳng vào đâu.
Phạm Trang
TAGS: thi sinh, khối C, luyện thi, Xuân Thủy, sĩ tử, luyện thi đại học, lò luyện thi, cấp tốc, đọc chép,
Đình chỉ thi nếu sử dụng iWatch, Google Glass
11:48 | 29/06/2013
(PetroTimes) - Thí sinh mang iWatch, Google Glass... hay các thiết bị công nghệ cao tương tự khác, dù đã sử dụng hay chưa sử dụng, sẽ bị đình chỉ thi ngay lập tức.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về những điều chỉnh, thay đổi trong quy định cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Chiếc đồng hồ thông minh có khả năng chứa file ảnh được sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sử dụng trong phòng thi bị phát hiện.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, ngoài bút, mực, compa, thước kẽ, máy tính bỏ túi trong danh mục qui định... để phục vụ cho việc làm bài thi, thí sinh chỉ được phép mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình không có chức năng phát âm, phát hình tại chỗ, không truyền được thông tin ra ngoài (không có loa, tai nghe, không có màn hình hiển thị thông tin, không có 3G, 4G, WiFi, Bluetooth...) để làm công tác chống tiêu cực.
Vì vậy, các thiết bị công nghệ cao như iWatch, Google Glass... đều không được đem vào phòng thi.
Iwatch là loại đồng hồ thông minh, được thiết kế đơn giản, không có nút bấm mà thay vào đó mọi thao tác được thực hiện trên màn hình cảm ứng. Đặc biệt, nhiều loại iWatch có khả năng hiển thị hầu như tất cả mọi thứ, từ bài hát, file hình ảnh, các ứng dụng mạng xã hội như Twitter, danh bạ đến cả chức năng thông báo cuộc gọi.
Trường hợp gian lận thi cử đầu tiên liên quan đến loại thiết bị công nghệ cao mới mẻ này mới được phát hiện tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khi một sinh viên sử dụng trong giờ thi học kì.
Khánh An
TAGS: thiết bị ghi âm, ghi hình, phòng thi, Bộ GD-ĐT, tuyển sinh, tiêu cực, 2013, Đại học, Cao đẳng,
Vụ xé tài liệu môn Lịch sử: Nhà trường bao biện cho học sinh
2 giờ trước - Dân trí
Thầy Vũ Phạm Nghĩa - phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TPHCM) cho biết học sinh không xé tài liệu môn Lịch sử, nếu có cũng không đáng kể và đó chỉ là “hành động vui chơi quá trớn”!
Cảnh học sinh ném đề cương môn Sử xuống sân trường trong đoạn clip.
Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh học sinh của Trường THPT Nguyễn Hiền, số 3 Dương Đình Nghệ, quận 11, TP HCM đồng loạt xé tài liệu ôn thi môn Lịch sử để “ăn mừng” vì năm nay không thi tốt nghiệp môn học này, phóng viênPetrotimes đã đến Trường THPT Nguyễn Hiền để tìm hiểu vụ việc.
Trao đổi với phóng viên, thầy Vũ Phạm Nghĩa - Phó Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Học sinh không xé tài liệu môn Lịch sử, nếu có thì cũng không đáng kể, không tới 1%, các giấy xé chủ yếu là giấy trắng, giấy nháp, các tờ bướm tuyển sinh được phát quảng cáo cho học sinh. Đây chỉ là một hành động bộc phát, vui chơi quá trớn của học sinh. Do đó, nhà trường không có xử lý kỷ luật gì, chỉ nhắc nhở và bắt các em thu dọn rác đã xả ra.
Thầy Nghĩa cũng cho biết, sự việc xảy ra vào chiều ngày 29/3, chứ không phải vào ngày 30/3 như một số báo đã đưa tin. Khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố các môn thi tốt nghiệp, một số học sinh đổ ra hành lang la hét và có hành động “xả rác” rồi tạo nên tác động lan truyền. Đó là một hành động vui chơi hơi “quá khích” của học trò chứ không có vấn đề gì cả. Ngay buổi chiều hôm đó, chính thầy Vũ Phạm Nghĩa và một số thầy cô giáo khác đã trực tiếp xử lý vụ việc và kết luận như trên.
Các giáo viên cho biết, tuy học sinh không phải thi tốt nghiệp môn Lịch sử nhưng các em cũng phải giữ tài liệu lại để ôn thi học kỳ 2, vì đến thời điểm này các em vẫn chưa thi. Do đó, không có lý do gì để học sinh xé tài liệu ôn thi môn Lịch sử.
“Một số thông tin báo chí cho rằng, có một vài học sinh của trường đã bị kỷ luật nặng, không biết thông tin đó lấy từ đâu?”, thầy Nghĩa nói.
Trường Nguyễn Hiền, TPHCM.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Cảnh Tân - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền cho biết học của sinh trường tung giấy xuống sân trường diễn ra hai lần, lần thứ nhất vào chiều ngày 29/3 và lần thứ 2 vào ngày 3/4, đây cũng là bữa cuối cùng học sinh lớp 12 kiểm tra học kỳ 2. Sau khi cho nhân viên thu gom thì ông Tân phát hiện, ngoài đề cương môn Sử còn có đề cương của nhiều môn khác, có cả giấy vụn, giấy nháp… Ông Tân cũng đến từng lớp để tìm hiểu sự việc và răn dạy các em học sinh.
Trao đổi với Petrotimes, một số học sinh cho biết các em cũng lo lắng vì không ngờ chỉ là hành động vui chơi nhất thời của mình đã gây ảnh hưởng lớn đến nhà trường như vậy.
Theo Mai Phương
Petrotimes
Tags: Nguyễn Hiền, Thầy Vũ Phạm Nghĩa, Vũ Phạm Nghĩa, TP HCM, Phó Hiệu, Mai Phương, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Cảnh Tân, Thầy Nghĩa,Trường Nguyễn Hiền, Khi Bộ Giáo
Trang chủ
Xã hội
Xé đề cương sử vì không thi tốt nghiệp vì